Phòng và diệt côn trùng gây hại
Chuột là động vật gặm nhắm có vú bậc cao, đại não phát triển, sinh sản nhanh, đặc tính phản xạ có điều kiện nên chúng rất tinh khôn. Khi ta muốn diệt chuột phải dựa vào đặc điểm sinh lý của chúng để đạt hiệu quả cao nhất.
Tác hại của chuột:
Phá hoại mùa màng.
Phá hoại tài sản, trang thiết bị của con người.
Phát tán các bệnh truyền nhiễm như dịch hạch, giun xoắn…
Làm dơ, hư hỏng hàng hóa, thực phẩm.
Phương pháp phòng và diệt chuột
Phương pháp vật lý:
Dùng lưới ngăn chặn các đường xâm nhập của chuột như cống rãnh, kẽ hở lối ra vào
Dùng bẫy keo, bẫy lồng và bẫy xập chuyên dụng đặt tại nơi có dấu vết và nơi chuột đi qua để tiêu diệt chuột.
Phương pháp hoá sinh:
Dùng các loạị bã sinh học chuyên dụng để xử lý, tiêu diệt chuột. Các loại bã này có công dụng gây xuất huyết bao tử hoặc vở mạch cầu khi chuột ăn phải. Sau khoảng thời gian từ 03 ngày đến 05 ngày, chúng có triệu chứng khát nước, sau đó sẽ tìm đến các lỗ cống, vũng nước để uống và chết ở đó.
KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG RUỒI, MUỖI, KIẾN, GIÁN
Các loài côn trùng gây hại như ruồi, muỗi, kiến, gián…rất phổ biến quanh chúng ta. Chúng không những gây nhiều phiền toái cho cuộc sống con người khi chúng xuất hiện với số lượng lớn còn lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm cho con người và động vật như sốt xuất huyết, sốt rét, tiêu chảy, kiết lị…Vì vậy, tùy theo yêu cầu khi khảo sát thực tế cũng như mật độ côn trùng mà ta có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát côn trùng tốt nhất.
Phương pháp phòng và diệt côn trùng:
Phương pháp vật lý:
Sử dụng lưới diệt côn trùng
Sử dụng hệ thống đèn bẫy
Giữ vệ sinh chung, phát quang bụi rậm, không để nước đọng xung quanh khu vực sống.
Phương pháp hóa học: Sử dụng các loại hóa chất đặc trị kết hợp với các loại máy kỹ thuật tiên tiến như phun sương, phun khói…nhằm tiêu diệt các loài côn trùng hiện có bên cạnh đó hóa chất có tính tồn lưu sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của chúng trong thời gian tiếp theo
Các bài viết khác